Phương pháp xả đá trong hệ thống lạnh, kho lạnh bảo quản

Kho lạnh đã lắp đặt xong qua thời gian sử dụng phải được bảo trì bảo dưỡng, xả đá là công việc cần thiết đối với mỗi kho lạnh bảo quản để đảm bảo kho lạnh luôn được làm lạnh ở mức nhiệt độ dưới 0˚C. Dưới đây Matec chỉ cách cho bạn cách xả đá kho lạnh để đảm bảo máy vẫn hoạt động tốt


Hệ thống lạnh dùng trong điều hòa không khí luôn làm việc ở nhiệt độ dương, do vậy hoàn toàn không có đá. Nhưng dàn lạnh không khí của kho bảo quản lạnh hay bảo quản đông có nhiệt độ dưới 0˚C, sau một thời gian làm việc thì bè mặt bị phủ một lớp đá, mức độ đóng đá trên bề mặt giàn lạnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Những hậu quả do lớp đá gây ra
Lớp áo đá bề mặt dàn lạnh gây nên nhiều hậu quả:
- Làm giảm hệ số truyền nhiệt của thiết bị
- Giảm năng suất lạnh
- Nhiệt độ kho lạnh không đạt yêu cầu công nghệ làm giảm chất lượng và khới lượng hàng hóa bảo quản.
- Thời gian chạy máy kéo dài, tiêu hao điện năng
- Tăng nguy cơ ngập dịch máy nén và nhiều hậu quả khác.
Từ những hậu quả trên phải xả tuyết cho dàn lạnh.
kho lạnh
Những yếu tố ảnh hưởng đến dày lớp đá dàn lạnh
- Hàm lượng nước trong sản phẩm dàn lạnh, động cao, trong khi đó cách ẩm kém. Nước từ sản phẩm đến đóng ở dàn lạnh dạng hơi nước.
- Nhiệt độ phòng lạnh dao động lớn làm áp suất riêng phần của không khí phòng lạnh thay đổi là động lực của khuếch tán hới nước từ thực phẩm đến dàn lạnh.
- Số lần mở của kho cũng như thời gian mỗi lần mở cửa cũng làm ảnh hưởng đến lớp tuyết dàn lạnh.
- Chất lượng cách nhiệt, cách ẩm của kho lạnh cũng ảnh hưởng rất lớn đến lớp áo tuyết dàn lạnh.
Trên đây là nghiên cứu nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng trực tiếp đến lớp áo tuyết. Ngoài ra khi bảo quản thực phẩm thủy sản nói riêng thực phẩm nói chung nó còn chịu ảnh hưởng của một số nhân tố khác như bao bì, tần số mở cửa, thời gian mở cửa kho.
Nguyên tắc và phương pháp xả đá dàn lạnh
Xả đá dàn lạnh dựa trên nguyên tắc cơ bản là nâng nhiệt độ bề mặt giàn lạnh để làm tan lớp áo đá. Dựa trên nguyên tắc này có các phương pháp xả đá như sau:
- Xả đá bằng nhiệt của điện trở
- Xả đá bằng nước
- Xả đá bằng gas nóng của máy nén lạnh
Mỗi hệ thống lạnh chỉ có một phương pháp xả đá. Mỗi phương pháp xả tuyết gắn liền với nó là cấu tạo hệ thống. Chọn phương pháp xả đá thích hợp cho hệ thống phụ thuộc vào điều kiện sử dụng.
Đối với xe tải lạnh áp dụng xả đá bằng gas nén của chính hệ thống lạnh trên xe là thuận tiện và hiệu quả nhất, do vậy ngày nay đay đang là phương pháp xả đá duy nhất.
Đối với kho lạnh cố định có thể xả đá bằng nước hay điện trở tùy theo lựa chọn ban đầu của nhà thiết kế và lắp đặt.
 
kho lạnh bảo quản
 
Yêu cầu trước khi xả đá
- Khi lớp áo đá đủ dày
- Trước khi xả đá phải chạy rút ga bằng cách ngừng cấp dịch cho giàn lạnh, nhưng máy nén vẫn hoạt động. Mục đích của công đoạn này là tránh hiện tượng tăng áp khi hoạt động xả tuyết nhiệt độ bề mặt bè  giàn lạnh tăng cao.
- Nếu xả đá bằng tay nên chọn thời điểm nhanh khôi phục lại nhiệt độ kho lạnh sau khi xả tuyết mới nên xả.
- Thời gian xả đá phải thích hợp để tránh lãng phí nhiệt của kho lạnh. Nhưng xả đá tự động phụ thuộc vào thông số cài đặt.
Quy trình xả đá gồm ba giai đoạn
- Các phương pháp xả đá khác nhau cũng phải tiến hành theo ba giai đoạn. Nhưng ở mỗi phương pháp xả đá các giai đoạn có sự khác nhau. Vì vậy chúng ta đề cập đến quy trình xả tuyết riêng cho mỗi phương pháp.
a. Xả đá bằng dây điện trở
+ Giai đoạn 1: Do một role thời gian đảm nhận và được cài đặt sẳn thời gian T1. Đây là giai đoạn chuẩn bị. Một giai đoạn rất quan trọng và gồm các công việc sau:
- Ngừng cấp dịch và tiến hành chạy rút gas. Thời gian chạy rút gas khoảng 10 đến 15 phút tùy theo chất lượng máy nén.
- Ngừng máy nén.
- Ngừng quạt dàn lạnh
+ Giai đoạn 2: Do một role thời gian đảm nhận và được cài đặt sẳn thời gian T2. Đây là giai đoạn xả đá, giai đoạn chính và gồm các công việc:
- Cấp điện cho điện trở để nung nóng lớp băng trên bề mặt giàn lạnh. Những hệ thống tự động, việc xả tuyết có thể tiến hành nhờ role thời gian duy trì thời gian của từng giai đoạn.
+ Giai đoạn 3: Do một role thời gian đảm nhận và được cài đặt sẳn thời gian T3. Đây là giai đoạn kết thúc và gồm các công việc:
- Ngừng cung cấp điện cho dây điện trở.
- Đưa quạt giàn lạnh hoạt động trở lại để làm khô bề mặt thiết bị.
- Cho máy nén hoạt động trở lại và cấp dịch giàn lạnh.
b. Xả đá bằng nước
Tương tự như xả đá bằng điện trở. Trong đó thay vì cấp điện cho bơm nước bằng cấp điện cho điện trở.
c. Xả đá bằng gas nóng
Về cấu tạo có khác với hệ thống lạnh xả đá bằng hai phương pháp trên, do trước cửa hút của máy nén phải có van giảm áp, đồng thời cả quá trình xả tuyết máy nén vẫn hoạt động.
+ Giai đoạn chuẩn bị:
Tương tự như hai phương pháp trên, nhưng máy nén vấn hoạt động. Sau khi chạy rút gas xong chuyển giai đoạn hai.
+ Giai đoạn xả đá:
Máy nén lạnh vẫn hoạt động bình thường, van điện tử thông giữa đường nén đến giàn lạnh được mở ra. Các van điện từ hay van by-pass nối giữa bên nén và hút mở thông để đưa gas nén vào thiết bị bay hơi, đồng thời gas cũng ngừng vào giàn nóng.
Phương pháp xả đá này bằng gas nén thì áp suất giàn lạnh luôn cao hơn áp suất hoạt động bình thường của nó, nhưng thấp hơn áp suất ngưng tụ. Điều này còn phụ thuộc vào chất lượng của quá trình chạy rút gas. Hơi môi chất được ngưng nhanh chóng ở dàn lạnh do môi trường nhiệt độ thấp, gas được hóa lỏng qua van giảm áp hút về máy nén để tránh hút lỏng.
+ Giai đoạn kết thúc:
Đóng van điện cấp gas nén vào bay hơi để đưa hệ thống vào hoạt động bình thường.
Mỗi phương pháp xả đá đều có ưu nhược điểm cua nó. Xét về mặt cấu trúc thì xả đá bằng nước đơn giản hơn và vận hành cũng đơn giản hơn cả. Xả đá bằng gas nóng đòi hỏi hệt hống cấu tạo phức tạp hơn, đặc biệt phải có van giảm áp để bảo vệ máy nén, nhưng rất tiện lợ và an toàn, do vậy tất cả các hệ thống lạnh bảo quản đông trên các phương tiện giao thông chỉ sử dụng phương pháp này. Cần chú ý điều chỉnh van giảm áp không đúng cũng dễ gây nguy hiểm cho máy nén hút ẩm. Phương pháp xả đá bằng điện trở đòi hỏi cách điện đảm bảo hệ thống được an toàn.
Theo matec tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.